Những lý do khiến bạn không muốn trở thành Web Designer

Đăng bởi Neo trong mục Tổng hợp vào 27 tháng 9, 2010 | Comments

Web design là một lựa chọn lý tưởng cho những người yêu thích sáng tạo và nghệ thuật. Nhưng có những thử thách mà các designers không nhận ra khi bước chân vào lĩnh vực này.
Những thử thách này sẽ là rào cản đối với những người đến với web design để kiếm tìm một công việc mang đậm chất sáng tạo và nghệ thuật.

Cạnh tranh quyết liệt

Cạnh tranh quyết liệt

Khoảng 10-15 năm trước, Web design là một lĩnh vực rất đặt biệt. Phần lớn các designers đều mò mẫm tự học hoặc theo học một số ít các trường có chương trình Web/multimedia design chất lượng tốt. Ngày nay, với những tài liệu trên Internet và trong sách báo, họ hoàn toàn có thể tự học. Nếu có năng khiếu, họ có thể thiết kế những websites chuyên nghiệp như những người có bằng cấp chuyên nghiệp.

Xây dựng website đang cạnh tranh gay gắt với hàng ngàn những templates sẵn. Những công ty nhỏ thường lựa chọn sử dụng template thay vì thuê người thiết kế, hoặc họ có thể dùng các trình soạn thảo WYSIWYG (Front Page, Dreamweaver...) để tạo ra website, mặc dù không thể so sánh được với những website thiết kế chuyên nghiệp, nhưng có thể làm vừa lòng khách hàng truy cập.

Các công ty design tại các nước đang phát triển có khả năng thiết kế những websites cao cấp với chi phí thấp hơn so với designers của Tây Âu, Mỹ, Canada và các nước phát triển khác. Mặc dù không phải tất cả các công ty này có thể cạnh tranh bằng chất lượng, nhưng rất nhiều trong số họ đang tự hoàn thiện và có ưu thế về thời gian hoàn thành nhanh và chi phí thấp.

Designers phải tạo ra sự khác biệt để chiến thắng các đối thủ cạnh tranh. Đặc biệt đối với những freelance designers, không có khái niệm "tạm ổn" hoặc "tốt" nữa. Họ phải thể hiện sự hoàn hảo. Thậm chí in-house designers cũng đang phải đối mặt với cạnh tranh, từ cả các công ty lớn lẫn các công ty outsource.

Bạn muốn trở thành 1 họa sĩ

Bạn muốn trở thành 1 họa sĩ

Web Design không phải là hội họa. Trong khi một designer giỏi có thể hội tụ một số tố chất của một họa sĩ, nhưng ngược lại, khả năng hội họa không phải là một yêu cầu bắt buộc đối với nhà thiết kế web.

Nếu Coi design là một cách để kiếm tiền bằng nghệ thuật thì cái bạn lấy lại được là sự thất vọng. Tất nhiên, nếu bạn nhìn nhận design là cách để thỏa sức sáng tạo, chứ không phải để tạo ra các tác phẩm nghệ thuật, thì công việc này hoàn toàn phù hợp với bạn.

Bạn design theo ý muốn

design theo ý muốn

Thiết kế cho khách hàng đòi hỏi designers phải ưu tiên đặt nhu cầu của "thượng đế" lên trên ý kiến của cá nhân. Chắc chắn là bạn có những ý tưởng tuyệt vời để hoàn thiện website của khách hàng, nhưng họ có ngân sách hạn chế hoặc khăng khăng rằng ý tưởng thay đổi web đó sẽ không thu hút được khách hàng. Do đó cuối cùng bạn vẫn phải làm theo ý muốn và yêu cầu của khách hàng. Từ chối cũng là một lựa chọn , nhưng sau nhiều lần như thế, rất có thể bạn chẳng có khách hàng nào để phục vụ nữa.

Là một nhà thiết kế web, công việc của bạn là thuyết phục khách hàng thực hiện những phương án tốt nhất. Đôi khi, bạn cũng phải thừa nhận rằng, khách hàng nhận thức rõ về công việc kinh doanh của họ hơn bạn. Vì vậy, miễn là những yêu cầu của họ không quá mâu thuẫn với các chuẩn mực design, bạn hãy làm vừa lòng họ.

Những designers chỉ muốn làm việc độc lập có thể tìm đến lĩnh vực Thiết kế Templates và Themes. Bạn có thể sáng tạo bất cứ thứ gì theo cách của riêng mình (nhưng hãy quan tâm đến nhu cầu của users nếu bạn muốn tối đa hóa doanh số và lượng downloads)

Bạn không muốn học Code

Bạn không muốn học  Code

Thực tế đã chứng minh rằng web designers không nhất thiết phải là những chuyên gia code, nhưng để thành công, ít nhất bạn cần phải biết những bước cơ bản.

Tất nhiên là bạn không cần phải thực hiện code cho tất cả các website mình thiết kế. Outsourcing hay hợp tác với các đồng nghiệp trong khâu code cũng là ý tưởng hay. Nếu nắm rõ cơ bản về code, bạn có thể thúc đấy công việc của nhóm tiến triển nhanh hơn, đồng thời làm giảm chi phí. Và tự bạn có thể thực hiện những thay đổi trên website mà không cần đến sự có mặt của lập trình viên.

Bạn không thể làm việc với những khách hàng khó ưa

Bạn không thể làm việc với những khách hàng khó ưa

Những câu chuyện về khách hàng khó ưa tồn tại ở tất cả những ngành công nghiệp dịch vụ. Web design ko phải là một ngoại lệ. Một số khách hàng nghĩ rằng, họ là người trả tiền, họ có quyền nói hoặc làm những gì họ muốn. Điều đó nghĩa là họ có thể gọi điện cho bạn vào lúc nửa đêm để thông báo sẽ không trả bạn số tiền như đã thỏa thuận lúc đầu. Hãy thử xem qua khách hàng thật là tuyệt, bạn sẽ gặp rất nhiều trường hợp khách hàng làm designers phát điên.

Đừng ngạc nhiên khi một khách hàng tuyên bố rằng họ có thể tự làm website hoặc đứa con 5 tuổi của họ không thích website bạn thiết kế. Đừng ngạc nhiên khi có những khách hàng không biết họ cần gì, và thay đổi hàng ngàn lần. Và hãy chuẩn bị tinh thần để gặp những khách hàng vặn hỏi về tất cả những thứ bạn làm và tất cả các hạng mục trên hóa đơn thanh toán.

Nếu bạn không muốn trực tiếp liên hệ với khách hàng, hãy từ bỏ Web design.

Nếu bạn là chuyên gia in-house, đôi khi sếp không thực sự hiểu những chi tiết và tính phức tạp của việc design, họ sẽ áp cho bạn một deadline không thích hợp và không cung cấp cho bạn những nguồn lực cần thiết để hoàn thành công việc tốt nhất.

Bạn không muốn phát triển

Bạn không muốn phát triển

Để tăng sức cạnh tranh, bạn cần phải không ngừng phát triển. Theo đuổi những xu hướng design mới không hẳn là bắt buộc, nhưng bạn cần không ngừng học hỏi những kỹ thuật, phong cách design mới, sự thay đổi trong chuẩn mực design hay các chương trình phần mềm mới. Web design là ngành công nghiệp liên tục vận động, bạn cần phải phát triển để theo kịp nó.

Rất may rằng việc cập nhật sự phát triển của Web design và hoàn thiện những kĩ năng của bạn có thể thực hiện online. Chỉ cần theo dõi vài blog về Web design (ntuts là 1 trong số đó ^_^), bạn có thể biết tất cả những gì đang diễn ra trong cộng đồng Web design. Hãy thường xuyên thử nghiệm những thứ mới, bắt đầu bằng web cá nhân của bạn. Học hỏi liên tục và ngay bây giờ, bạn sẽ không mất quá nhiều thời gian.

Bạn không có tư duy logic và khả năng tổ chức

Bạn không có tư duy logic và khả năng tổ chức

Rất nhiều người không nhận ra rằng đầu óc tổ chức là một yêu cầu quan trọng để design web hiệu quả. Rất nhiều designers, đặc biệt là ở các công ty nhỏ, phải chịu trách nhiệm quản lý dự án (theo dõi tiến độ dự án và kiểm soát quy trình làm việc, đảm bảo mọi việc đều đúng kế hoạch và được tổ chức hiệu quả)

Tư duy logic cũng rất cần thiết bởi bản chất vốn có của website là tổ chức và logic. Nếu bạn không thể nghĩ một cách hệ thống xem các thành phần, nội dung sẽ được trình bày, sắp xếp như thế nào, bạn sẽ rất khó khăn trong việc xử lý những cấu trúc thông tin cho website của mình.

Bạn thích làm ra những sản phẩm đẹp hơn là tuân theo những tiêu chuẩn Design

thích làm ra những sản phẩm đẹp hơn là tuân theo những tiêu chuẩn Design

Trong khi nghệ thuật hướng vào vẻ đẹp và thẩm mỹ bề ngoài, design lại tập trung vào những chức năng hay lay-outs dễ sử dụng… Menu, tiêu đề web giúp cho người dùng thuận tiện hơn khi sử dụng, một số text… là một số những nội dung bắt buộc của bất kỳ website nào. Thiếu chúng, website sẽ mất đi ý nghĩa của nó.

Thậm chí những website có nhiều hình ảnh, như portfolios, cũng cần tuân theo các chuẩn mực. Là 1 designer, bạn có thể vượt qua mọi giới hạn sáng tạo, nhưng vẫn phải duy trì những chức năng và mục đích cơ bản của website. Thiếu những nhân tố quan trọng đó, website sẽ không có tính sử dụng và khách hàng sẽ rời bỏ bạn.

Lời kết

Cuối cùng, nếu bạn sẵn có niềm đam mê cho design và sẵn sàng nỗ lực hết mình, thì đó là lựa chọn đúng đắn cho bạn. Nhưng cần lưu ý rằng, rất nhiều người nghĩ rằng công việc design khá dễ dàng và có thể hoàn toàn thỏa mãn ý muốn sáng tạo nghệ thuật. Trong thực tế, những nhận định đó chẳng chính xác chút nào.

Bài viết được Neo dịch lại từ Some Reasons You Might Not Want To Become A Web Designer. Bạn không được tự ý copy và phát hành lại nội dung của bài viết này

Bạn có thích bài viết này?

Neo's picture

Neo

Nhìn mặt trời từ năm 1984 nhưng tới tận 2002 mới được thấy cái máy tính đầu tiên của mình. Đầu năm 2007 thì quyết định theo cái nghề cao quý là thiết kế web Big Grin. Hiện mình đang sống tại Hà Nội. Sở thích: làm website và giúp đỡ mọi người phát triển website theo chiều hướng tốt đẹp hơn.

Trang chủ - Twitter