Kế hoạch cho một website bán hàng

Đăng bởi kuangthien trong mục Tổng hợp vào 29 tháng 9, 2010 | Comments

Cho dù công việc của bạn đơn thuần chỉ là tạo giao diện cho website hay tới mức xây dựng từ đầu một trang với qui mô lớn, đầy đủ mọi chức năng, thì phần quan trọng nhất vẫn là việc lên kế hoạch cho mọi thứ. Việc vạch ra Kế hoạch xây dựng trước khi bắt tay vào làm có vẻ tẻ nhạt và tốn thời gian, nhưng nó lại giúp mọi việc diễn ra trôi chảy và tiết kiệm thời gian sau này của bạn.

Nếu đang tự hỏi mình phải bắt đầu từ đâu, thì chính bài viết này sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi đó!

Bạn muốn trang web của mình có thể làm được những gì?

Hãy bắt đầu thôi. Chúng ta đang nói về một trang web thương mại điện tử, và tôi chắc rằng mục đích là để bán thứ gì đó. Chúng ta cần phải tìm ra cách thức sao cho việc mua thứ gì đó trở nên hấp dẫn và dễ dàng.

Hãy cố gắng để khách hàng của bạn mua sản phẩm một cách dễ dàng nhất. Một qui tắc phổ biến bạn nên áp dụng ở đây là qui tắc ba nhấp chuột: Hãy để cho khách hàng tìm được thứ họ muốn chỉ với 3 cú click chuột hoặc ít hơn. Nếu hơn, họ có thể sẽ bỏ cuộc. Vì vậy giao diện người dùng phải được ưu tiên hàng đầu.

Ai sẽ mua hàng cho bạn?

Một yếu tố quan trọng nữa là bạn cần phải biết thông tin về những khách hàng (tương lai) của bạn. Đây là điều bạn nên nghiên cứu và xem xét kỹ lưỡng! Thông tin về khách hàng mục tiêu ảnh hưởng và liên quan mật thiết tới thiết kế của bạn.

Website có tính năng nào đặc biệt không?

Tùy thuộc vào thứ bạn đang bán, bạn có thể phải cần thêm những tính năng mà các website bán hàng khác không có. Ví dụ một website bán quần áo có thể phải cần thêm tính năng tìm kiếm theo đặc điểm, giúp người dùng có thể tìm theo màu sắc hay thương hiệu. Có thể bạn còn muốn khách hàng sử dụng phiếu giảm giá? Bạn nên lên kế hoạch cho những tính năng và chức năng mà bạn cho rằng cần thiết hoặc cần phải bổ sung thêm vào.

Do You Require Special Site Features?

Những giới hạn của bạn là gì?

Ai cũng đều có những hạn chế khi xây dựng website cho mình. Bạn có một quỹ tài chính cụ thể cho việc xây dựng website chứ? Nếu có thì nó có ảnh hưởng hay ngăn cản bạn làm điều gì không? Giới hạn nào về mặt kỹ thuật bạn đang gặp phải? Có phần nào của trang web mà bạn không thể tự làm một mình được không? Những giới hạn về mặt kỹ thuật thì sẽ ảnh hưởng thế nào tới dự án?

Bạn cứ làm bất cứ điều gì bạn cho là nên làm, nhưng nên nhớ rằng không phải mọi thứ đều có thể diễn ra như ý muốn!

Bạn đã có tất cả công cụ cần thiết?

Tất nhiên nó phụ thuộc vào khối lượng, tính chất công việc của bạn, nhưng có thể bạn sẽ cần tới phần mềm chỉnh sửa ảnh (như Photoshop, Fireworks), một ứng dụng phát triển web (Dreamweaver), phần mềm quản lý gian hàng trực tuyến (như Magento, osCommerce,...) và đương nhiên là cần một tên miền và một máy chủ web.

Bạn sẽ sử dụng nền tảng thương mại điện tử nào?

Vì chúng ta đang bàn luận về thương mại điện tử, chúng ta nên chú tâm vào việc xem xét sức mạnh trang web của chúng ta. Có vô số các hệ thống thương mại điện tử trên internet và việc của chúng ta là tìm ra cái phù hợp nhất với nhu cầu của mình.

Tùy thuộc vào mức độ hiểu biết và nhu cầu của bạn, có hàng tá những lựa chọn mà bạn có thể sử dụng. Nếu bạn cho rằng mình khá am hiểu mảng này, bạn nên xem xét tới một web bán hàng sử dụng mã nguồn mở, hoặc thậm chí xây dựng một hệ thống của riêng mình. Ngược lại, cũng vẫn có những dịch vụ cho phép bạn thiết lập trang web bán hàng trên hệ thống của họ.

Chúng ta cùng xem qua một vài hệ thống nhé:

Magento

Magento

Magento là một trong những mã nguồn mở dùng cho website bán hàng phổ biến nhất trong số các nền tảng thương mại điện tử. Theo tôi, có lẽ Magento là mã nguồn miễn phí tốt nhất trong số các mã nguồn miễn phí. Tất nhiên là Magento cũng có phiên bản dành cho doanh nghiệp và phiên bản chuyên nghiệp, bạn sẽ phải trả tiền phí duy trì hằng năm và đồng thời nhận được sự hỗ trợ kèm theo của nhà cung cấp.

Một vài tính năng vô cùng tuyệt vời ở Magento có thể kể đến như tích hợp công cụ phân tích, cho phép tạo wishlists, sản phẩm có thể có nhiều ảnh miêu tả, chức năng tìm kiếm sản phẩm nâng cao, dịch vụ người dùng nâng cao, hỗ trợ hàng tá phương thức thanh toán, có rất nhiều công cụ hỗ trợ tiếp thị và khuyến mại cùng rất rất nhiều thứ khác nữa!

Vừa mới đây, Magento cũng phát hành nền tảng thương mại điện tử phiên bản cho mobile đầu tiên trên thế giới. Điều này có thể rất thú vị, nhất là trong thời điểm điện thoại thông minh với màn hình cỡ lớn đang nở rộ hiện nay.

Shopify

Shopify

Shopify là một nền tảng lữu trữ rất thú vị. So sánh với một vài mã nguồn mở và các dịch vụ lưu trữ khác, nó vô cùng đơn giản để thiết lập, quản lý và cập nhật. Bạn có thể sở hữu một website chỉ trong vòng vài phút nếu bạn muốn.

Tuy nhiên Shopify hơi ít chức năng (mục đích là để cho đơn giản), hàng tháng phải đóng phí và trên hết là bạn phải chia sẻ doanh thu với nhà cung cấp, và sử dụng dịch vụ lưu trữ của họ. Nó cũng đồng nghĩa là bạn bị giới hạn quyền kiểm soát (mặc dù nó không hẳn là điều xấu - nếu bạn chỉ cần 1 website chạy được là ổn rồi)

Hệ quản trị nội dung với chức năng thương mại điện tử đi kèm

Một số giải pháp thay thế gần đây là sử dụng các hệ quản trị tin tức như Wordpress, DrupalJoomla cùng với phần bổ sung, cho phép website của bạn có khả năng lưu trữ và quản lý bán hàng. Cũng có một vài mã nguồn khác như eShop, Shopp và Wordpress MiniCart. Tất cả những điều này thật tuyệt nếu bạn nhanh chóng muốn có 1 website tức thì, nhưng nó không phải là giải pháp hoàn hảo cho một trang web có đầy đủ chức năng quản lý bán hàng.

Trang bán hàng tùy biến

Một lựa chọn khác là tự xây dựng hệ thống riêng của bạn (DIY - Do it yourself). Tất nhiên, với lựa chọn này bạn cần kiến thức tốt về lập trình web cũng như cần nhiều thời gian hơn. Kết quả đem lại là bạn sẽ có một trang web của riêng mình, từ những dòng code chạy đằng sau tới các hiệu ứng, giao diện website...

Những ví dụ về web bán hàng

Chúng ta cùng thử làm vài khảo sát nhỏ về các trang web bán hàng nổi bật hiện nay nhé. Hy vọng bạn rút ra được những điều nên làm và không nên làm từ những ví dụ này.

Amazon

Amazon

Amazon là trang bán lẻ trực tuyến lớn nhất thế giới, nhưng yếu tố nào giúp nó trở nên như vậy? Một trong những yếu tố chính là sự đơn giản của trang web: nhìn thì có vẻ lộn xộn, nhưng nó lại thực sự đơn giản trong việc điều hướng và tìm kiếm. Bạn hãy thử ngay bây giờ xem, hãy nghĩ xem bạn đang muốn muốn gì nào? Bạn sẽ tìm thấy nó chỉ với 3 cú click chuột! Thật tuyệt phải không nào.

Một vài trang bán hàng khác bạn nên xem qua là Zappos, Threadless, và ThinkGeek.

Google Product Search

Google Product Search

Google Product Search thực ra không phải là một trang thương mại điện tử. Nhưng điều khiến chúng ta cần quan tâm ở đây là sự đơn giản giữ vai trò vô cùng quan trọng.

Một ví dụ khác minh họa cho tính đơn giản nhưng thành công là Woot.

Shoe Guru

Shoe Guru

Vừa rồi là một số trang có quy mô khá lớn, giờ chúng ta hãy xem một ví dụ về trang bán hàng cỡ nhỏ. ShoeGuru là một trang đáng ngạc nhiên vì sự đơn giản của nó. Thiết kế phải nói là tuyệt vời cho mặt hàng thời trang.

Doorstep Dairy

Doorstep Dairy

Doorstep Dairy là một ví dụ tuyệt vời về vẻ ngòai ấn tượng, nó trông có vẻ tinh nghịch nhưng vẫn giữ được mục đích chính là để bán hàng.

Nation Toys

Nation Toys

Nation Toys là một trang web ấn tượng và rực rỡ màu sắc. Sản phẩm đồ chơi dường như được tôn vinh thêm nhờ thiết kế hiệu quả như vậy.

Crocs Store Romania

Crocs Store Romania

Crocs Store Romania có thiết kế tốt nhất trong các trang của Crocs. Phiên bản bạn đang xem là web dùng cho thị trường Romania, bạn có thể tham khảo thêm các phiên bản quốc gia khác để so sánh.

Mock-up và thiết kế

Một khi đã có một kế hoạch hoàn chỉnh, bạn sẽ làm gì tiếp theo? Mỗi người đều có một cách khác nhau, nhưng có thể bạn sẽ muốn làm một bản mock-up hay wireframe cho những gì bạn muốn hiển thị trên trang của bạn. Một vài người thích dùng luôn Photoshop hay những phần mềm khác mà bỏ đi giai đoạn này nhưng cá nhân tôi ưa thích bắt đầu với chiếc bút chì và tờ giấy hơn.

Nếu bạn thích bắt đầu theo cách truyền thống mà vẫn muốn có thiết kế nhanh, hãy thử Paper Browser: Bạn chỉ việc in ra bản mẫu sau đó tiếp tục vẽ trên chúng, sẽ chẳng khác là mấy so với việc dựng từ đầu một thiết kế cả.

Mock-up and Design

Bài viết được Quang Thiện dịch lại từ Planning your E-Commerce Website. Bạn không được tự ý copy và phát hành lại nội dung của bài viết này

Bạn có thích bài viết này?

kuangthien's picture

kuangthien

Quang Thiện - 22 tuổi, nghề nghiệp: cắt CSS. Chưa học Đại học.
Trích dẫn ưa thích: "Lao động hăng say, tình yêu sẽ đến"

Trang chủ - Twitter